Top 20 đặc sản nổi tiếng nhất tại Cao Bằng

Đến với cao bằng, đến với vùng đất có những danh lam thắng cảnh vông cùng tuyệt đẹp và nổi tiếng, ngoài ra du khách còn được thưởng thức những đặc sản dưới đây và mua về làm quà cho gia đình bạn bè người thân, công ty xedulich.org.vn xin được chia sẻ tới quý khách những đặc sản khó mà quên được khi đến với cao bằng.

1. Thịt Trâu Gác Bếp

Thịt trâu gác bếp (hay còn gọi là thịt trâu khô,thịt trâu hun khói,trâu sấy) là món ăn truyền thống mang phong cách ẩm thực của dân tộc Thái. Với hương vị đậm đà và mùi thơm hấp dẫn, thịt trâu Tây Bắc không chỉ là món ngon chiêu đãi gia đình mà còn là món quà độc đáo, ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè trong dịp tết đến, xuân về… 1kg là 850k còn túi 0,5 kg là 430k mua từ 1kg.

2.Nằm Khau Cao Bằng ( khau nhục )

Nằm khau – món thịt ba chỉ hầm nhừ cách thủy, hay còn gọi “khau nhục”, “khâu nhục”, là món ăn truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng được dùng phổ biến trong dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Mỗi địa phương có cách chế biến khác nhau, nhưng đều mang đậm nét đặc trưng riêng của người miền núi.

Món Nằm Khau đã trở thành món ăn truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng, hầu hết ở đám cưới của người Tày, Nùng đều có món ăn này. Đối với thực khách, nằm khau là món ăn hấp dẫn khi được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.

3. Đậu Phụ Cao Bằng

Đậu phụ là một trong những món ăn ngon, nổi tiếng có từ lâu đời của người Cao Bằng.
Đậu phụ trắng Cao Bằng sau khi cắt ra khỏi khuôn, không cần chế biến, dùng nước mắm chanh hoặc pha chế mắm tôm để chấm thành món ăn ngon.
Nguyên liệu để làm đậu phụ là đỗ tương. Cao Bằng do có khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi nên có thế mạnh trồng đỗ tương chất lượng cao. Trong hạt đỗ tương giàu chất dinh dưỡng (chất đạm, khoáng chất, hàm lượng can xi…) tự nhiên. Vì vậy, đỗ tương khi chế biến làm thức ăn có mùi thơm, béo ngậy rất hấp dẫn.
4. Bánh cóong Phù 
Bánh coóng phù hay còn gọi là bánh trôi là một món quà vặt mỗi khi đông về ở Cao Bằng. Những viên bánh nặn tròn xoe hay thuôn dài nhân lạc và vừng giã nhỏ, chan nước đường nấu gừng thơm nồng luôn thu hút các thực khách.

Nguyên liệu để làm bánh coong phù đơn giản và dễ chuẩn bị, gồm: gạo nếp, đường, lạc, vừng, gừng. Gạo nếp ngon đem ngâm, pha thêm một ít gạo tẻ, sau đó mang xát thành bột nước, cho vào túi vải treo để ráo nước rồi nhào bột khi có độ dẻo vừa đủ.

Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Bát bánh trôi thường có 2 viên, viên tròn không nhân và viên dài hình bầu dục nhân lạc vừng. Nhiều quán trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm tím, lá sau sau… để tạo thêm màu sắc và hương vị khác cho bánh trôi. Nước chan bánh trôi cũng có hai loại: nước đường gừng và nước đường cốt dừa.

5. Bánh Áp Chao

Bánh áp chao là một món ăn đặc sản của vùng đất Cao Bằng. Người dân nơi đây còn gọi loại bánh này là bánh áp chao hay còn gọi là bánh vịt chao. Chiếc bánh hấp dẫn bởi vị thơm giòn của vỏ bánh và đậm đà ngọt bùi của nhân thịt vịt bên trong kết hợp với nước mắm chua cay là những dư vị vô cùng đặc biệt của ẩm thực vùng Đông Bắc.Người dân Cao Bằng còn gọi những tháng từ 11 đến tháng 2 hằng năm là mùa bánh áp chao bởi, độ này, bếp than luôn đỏ rực, những mẻ bánh xèo xèo tỏa hương thơm lừng, vô cùng hấp dẫn.

6.Nằm Khau Cao Bằng ( khau nhục )

Nằm khau – món thịt ba chỉ hầm nhừ cách thủy, hay còn gọi “khau nhục”, “khâu nhục”, là món ăn truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng được dùng phổ biến trong dịp lễ, Tết, cưới hỏi… Mỗi địa phương có cách chế biến khác nhau, nhưng đều mang đậm nét đặc trưng riêng của người miền núi.

Món Nằm Khau đã trở thành món ăn truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng, hầu hết ở đám cưới của người Tày, Nùng đều có món ăn này. Đối với thực khách, nằm khau là món ăn hấp dẫn khi được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.

7. Lạp Xưởng Hun Khói

Hàng năm khi dịp tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn “tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau “. Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… Để ăn trong dịp tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp xường (lạp sườn), thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp xường.

8. Xôi Trám Cao Bằng

Đến với Cao Bằng ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.

9.Bánh trứng kiến

Là đặc sản rất nổi tiếng tại Cao Bằng đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng núi đông bắc. Bánh được làm từ nguyên liệu: trứng của con kiến và bột nếp bột tẻ (đã được ngâm xay bột ủ qua đêm).

Để có được trứng kiến non, người ta phải lên rừng tìm ổ những loại kiến lành như kiến đen thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên các loại cây như vầu, nứa hay găng. Trứng kiến thường to bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, thân mẩy và tròn.

Trứng kiến sau khi rửa sạch sẽ được bắc lên chảo phi với hành khô. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang rã nhỏ và một ít lá kiệu thái nhỏ trộn thêm. Phần củ kiệu cũng thái nhỏ, phi chảo thơm rồi cho trứng kiến vào đảo cùng cho đến khi chín thì bắc xuống. Bánh được làm từ nếp nương to và dẻo, sau đó ngâm qua đêm để khô ráo, Sau khi nhào nặn cho bột thật dẻo và mịn, bột nếp sẽ được cán mỏng cỡ nửa phân, to hình vuông cỡ bằng bàn tay, rồi ốp miếng bột nếp đó vào một chiếc lá vả, rắc nhân lên mặt bột bánh, cuối cùng là ốp miếng lá vả tiếp theo lên bề mặt nhân bánh đó, gói lá sao cho phần bánh và nhân được bọc trọn vẹn không bị hở ra bên ngoài. Bánh được hấp cách thủy khoảng 30 đến 40 phút là được ăn.

10.Miến Dong Cao Bằng

Đến với cao bằng bạn không thể bỏ qua đặc sản Miến Dong mua về làm quà cho gia đình bạn bè và người thân, ngày càng được mọi người ưa chuộng và tin dùng vì chất ngọt của dong đặc trưng, vì sự tỉ mỉ trong khây chế biến, và vì không hề có chất bảo quản, chất làm trắng.

Đặc điểm của miến dong Cao Bằng là được làm hoàn toàn 100% từ củ dong riềng trồng trên dãy phia oắc thuộc cánh cung ngân sơn, cao trên 800m so với mực nước biển, quanh năm sương mù bao phủ, nên củ dong riềng rất ngọt, ngoài ra, khi người ta làm miến, trong quá trình sản xuất, không sử dụng hóa chất làm trắng, làm mềm miến hay bảo quản như miến ngoài chợ, khi ăn, các bạn sẽ được cảm nhận hương vị đặc trưng riêng của miến dong Cao Bằng.

11. Xôi Trám Cao Bằng

Đến với Cao Bằng ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.

12.Hạt Dẻ Trùng Khánh

Ở Việt Nam có các tỉnh đều bán hạt dẻ nổi tiếng như: Sapa, Lạng Sơn, Cao Bằng… nhưng để tìm ra đâu là hạt dẻ ngon thì không phải dễ dàng, đặc biệt nói đến Hạt Dẻ Trùng Khánh được khách du lịch đánh giá là hạt dẻ ngon nhất việt nam vì hạt rất to như ngón chân cái, người dân bán theo hạt chứ không bán theo cân. hạt dẻ cao bằng rất thơm và ngon là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thác Bản Giốc lớn nhất Đông Nam Á.

13. Bánh Khảo Thông Huề

Cứ mỗi năm khi tết đến, xuân về, bánh khảo là một thứ bánh không thể thiếu trên bàn thờ để cúng tổ tiên và mang hương vị Tết rất riêng của người Cao Bằng.

Rất nhiều nơi trên đất nước ta có làm bánh khảo, nhưng Bánh kháo Cao Bằng vốn nổi tiếng thơm ngon, được nhiều người yêu thích và không thể nào quên, nếu đã từng thưởng thức.

Từ ngày xưa Bánh khảo được coi như một thứ lương khô của người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh được làm nhiều nhất vào dịp Tết, có ưu điểm là dù để lâu cũng không mốc, không thiu, nên với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết. vì vậy khi đến với cao bằng các bạn đừng bỏ qua đặc sản này nhé.

14. Trà Giảo Cổ Lam

Là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m

15. Lê Đông Khê Cao Bằng

Đã từ lâu Lê Đông Khê nổi tiếng ngọt thơm được biết đến là đặc sản Cao Bằng lừng danh khắp chốn. Lê Đông Khê được xem làm sản vật quý của núi rừng là niềm tự hào của người dân Cao Bằng.Lê Đông Khê là cây ăn quả dài ngày. Nếu nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón, sau khi trồng khoảng 6 – 7 năm, cây lê bắt đầu bói quả.

Lê Đông Khê có vị ngọt, thơm và chát đặc trưng. Quả lê to, khi ăn cảm nhận vị ngọt thanh mềm nhưng lại giòn. Quả Lê chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe.

16. Mận Tam Hoa Cao Bằng

Mận Tam hoa Cao Bằng được trồng trên các quả đồi tại các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lac… Mận Tam hoa thuộc họ hoa hồng, là loại cây ăn quả lâu năm, hoa ra thành chùm, mỗi chùm có ba hoa, hoa màu trắng. Quả khi chín có màu đỏ, bên ngoài vỏ phủ một lớp phấn trắng mịn, ăn rất giòn, có vị chua chua, ngọt ngọt rất ngon.

Cùng với những đặc sản, như: lạp sườn, thịt hun khói, trà giảo cổ lam, bánh khảo…, mỗi du khách đến Cao Bằng đều muốn thưởng thức và không quên mua vài cân mận Tam Hoa chín đỏ mang về làm quà cho người thân.

17. Bánh Chè Lam

Chè lam là một đặc sản rất nổi tiếng ở cao bằng là một món ăn dân dã mà hầu hết ở các vùng núi đông tây bắc của Việt Nam đều có, nhưng chắc có lẽ chè lam ngon nhất vẫn là ở cao bằng.

Công đoạn nấu chè lam là quan trọng nhất bởi những người thợ lành nghề sẽ biết cân, đong, đo, đếm từng nguyên liệu sao cho thật vừa vặn. Trên bếp than hồng là nồi nước với những lát gừng đã được rửa sạch, gọt vỏ và bào nhuyễn. Đường, mạch nha, lạc rang cộng thêm một chút muối tinh được cho vào cùng lúc.

Chè lam sẽ chỉ ngon nhất khi thưởng thức vào những ngày gió heo may, gió bấc ùa về bên những chén trà nóng thơm phức. Cắn một miếng chè lam, nhấp một ngụm trà bạn có cảm như mọi tinh túy, cái hồn quê đều tan vào trong miệng. Đến Cao bằng, dù ghé bất cứ địa danh nào bạn đều có dịp thưởng thức món đặc sản này.

18. Trà Giảo Cổ Lam

Là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m

Các Tác Dụng Chính của Giảo Cổ Lam:

Giảm béo hiệu quả, đặc biệt là tiêu mỡ thừa ở bụng, đùi.

Hạ mỡ máu (hạ cholesterol toàn phần và triglyceride)

Bảo vệ gan bằng cách tăng cường thải độc cho gan và tái tạo tế bào
gan

Hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Ngăn ngừa sơ vữa mạch máu và giảm nguy cơ tai biến mạch máu não

Giảm đường huyết, và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường. Dùng
tốt cho bệnh nhân tiểu đường Type 2

Tạo giấc ngủ tốt khi căng thẳng, suy nhược, mệt mỏi

Giúp ăn cơm ngon, nhuận tràng, ngủ được, tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ

Làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh

Làm hết hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu nãoNgoài ra còn giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.

19. Trà Ô Long Cao Bằng

Trà ô long là một giống trà quý có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Phúc Kiến, Quảng Đông và nổi tiếng nhất là ở Đài Loan. Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men không hoàn toàn (khoảng 20% – 60%) và được thành phẩm với hình dạng viên tròn đặc trưng. Trà Ô Long có hương mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh.

Công dụng của trà ô long:
– Tác dụng giải nhiệt cơ thể, giải độc và phòng chống dịch bệnh
– Chống say nắng, chống viêm, lợi tiểu, hạ sốt
– Làm dịu mệt mỏi, tăng sức đề kháng, sảng khoái tinh thần, giảm stress
– Làm đẹp da, trẻ hóa làn da, ngăn ngừa tàn nhang, nếp nhăn
– Điều hòa huyết áp và tăng cường trí nhớ
– Tác dụng giảm cân hiệu quả, chống béo phì
– Phòng chống ung thư, các bệnh về tim mạch, viêm khớp
– Chống sâu răng, hôi miệng và loãng xương
– Phòng chống suy thận, suy lá lách
– Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
– Chống vi khuẩn và virut
– Ngăn chặn bệnh bạch cầu

20. Cá Chiên Sông Gâm

Cá chiên sông Gâm là một trong những loại cá nổi tiếng của Cao Bằng. Loại cá này rất khó săn bắt vì nơi sinh sống của chúng là trong các hang ở dưới đáy sông. Tuy nhiên, vì hương vị tuyệt vời của nó mà người Cao Bằng không ngại khó khăn để tìm kiếm chúng. Thịt cá chiên rất ngon thơm ngon, có thể dùng để chế biến thành các món ăn khác nhau như kho, rán, hấp ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mọi người khi giá thành rất hấp dẫn.

Sông Gâm được biết đến là một trong những dòng chảy chính của vùng Đông Bắc Việt Nam , là dòng chảy qua các tỉnh Bắc Cạn, Hà Giang , Tuyên Quang, Cao Bằng. Sông Gâm không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ nổi bật mà còn là nơi ẩn chứa “Ngũ quý hà thủy” (Cá dầm xanh, cá anh vũ, cá cá, cá lăng và cá chiên). Cá chiên sông gâm được biết đến là loài sống ở đáy sông rất khó đánh bắt tuy nhiên bởi vì hương vị đặc biệt của nó mà người dân Cao  Bằng vẫn kì công để làm công việc này.

Top 20 đặc sản nổi tiếng nhất tại Cao Bằng
5 (1) vote